Tin Tức · 5 min read

Xét nghiệm tuyến giáp là gì? Mục đích gì? Khi nào cần thực hiện?

Sự bất thường trong hoạt động của tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Xét nghiệm tuyến giáp là cần thiết và quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe nói chung và tuyến giáp nói riêng.

xet-nghiem-tuyen-giap-la-gi-muc-dich-la-gi-khi-nao-can-thuc-hien

1. Xét nghiệm tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình bướm, nằm ở trước cổ. Hoạt động của tuyến giáp gắn liền với trục Vùng dưới đồi- tuyến yên- tuyến giáp.

xet-nghiem-tuyen-giap-la-gi-muc-dich-la-gi-khi-nao-can-thuc-hien-2

Chức năng giáp tuyến tính là một tập hợp các thử nghiệm chiến đấu giá hoạt động của giáp tuyến tính, một nội dung tuyến tính quan trọng trong cơ thể. Các xét nghiệm này giúp đo nồng độ hormone làm sản phẩm giáp tuyến, bao gồm:

TSH: Thyroid stimulating hormone là hormone kích thích tuyến giáp, chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng hormone do tuyến giáp tiết ra. Định lượng TSH là xét nghiệm rất hiệu quả để xác định tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp.

Trị số tham chiếu của TSH khoảng từ 0,27 – 4,31 μUI/mL.

Nồng độ TSH có thể tăng trong các trường hợp.

  • Suy giáp nguồn gốc tại tuyến giáp.
  • Cường giáp nguồn gốc tại tuyến yên.
  • Sử dụng thuốc gây suy giáp: thuốc kháng giáp trạng, amiodaron, lithium.
  • Có kháng thể kháng TSH.
  • Có tình trạng kháng hormone giáp.
  • Sản xuất TSH lạc chỗ (vd: trong tình trạng ung thư phổi, ung thú vú)
  • Viêm tuyến giáp.
  • Sau phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp.
  • Suy tuyến thượng thận tiên phát.
  • Giảm thân nhiệt.
  • 10% người trên 60 tuổi có TSH tăng.
  • Trẻ mới sinh có TSH cao, sẽ trở lại bình thường trong 5 ngày.

Nồng độ TSH có thể giảm trong các trường hợp:

  • Cường giáp nguồn gốc tại tuyến giáp.
  • Suy giáp nguồn gốc tại tuyến yên hay dưới đồi.
  • Tuyến giáp đa nhân.
  • Dùng thuốc điều trị tuyến giáp: tinh chất giáp, amiodaron, chế phẩm chứa iod, propranolol.
  • 1% bệnh nhân bình giáp có TSH thấp.
  • Hội chứng não thực thể.

FT4: Hầu hết T4 trong cơ thể liên kết với protein huyết tương. Một phần nhỏ không liên kết được gọi là Free T4. FT4 thường được ưu tiên hơn xét nghiệm T4 toàn phần vì không bị ảnh hưởng bởi các tình trạng gây tăng nồng độ protein huyết tương. Kết quả của FT4 thường được xem xét cùng TSH.

Trị số tham chiếu của FT4 từ 0,82 – 1,85 ng/dL.

Nồng độ FT4 có thể tăng trong các trường hợp:

  • Cường chức năng tuyến giáp (bệnh nhiễm độc giáp Basedow, cường giáp do iod).
  • Bệnh Hashimoto ở giai đoạn sớm.
  • Sản xuất T4 lạc chỗ.
  • Bướu giáp độc.
  • Viêm tuyến giáp.

Nồng độ FT4 có thể giảm trong các trường hợp:

  • Suy chức năng tuyến giáp.
  • Bướu cổ đơn thuần.
  • Viêm tuyến giáp Hashimoto.
  • Nhiễm thiết huyết tố (hemochromatoses).
  • Xơ cứng bì.

FT3: Free T3 là T3 tự do, không liên kết với protein. FT3 thường được chỉ định ở bệnh nhân có triệu chứng của cường giáp, có TSH giảm nhưng FT4 ở ngưỡng bình thường.

Trị số tham chiếu của FT3 từ 2,1 – 3,8 pg/mL.

Nồng độ FT3 thường tăng trong tình trạng:

  • Cường giáp.
  • Nhiễm độc giáp do T3.
  • Ung thư tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp.

Nồng độ FT3 có thể giảm trong các trường hợp:

  • Suy giáp.
  • Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.
  • Đang bị một bệnh lý cấp tính.
  • Bị một bệnh lý mạn tính.
  • Thiếu hụt globulin gắn thyroxin (TBG) bẩm sinh.

Một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp khác là: Định lượng T3 toàn phần, T4 toàn phần, TBG, các tự kháng thể, thyroglobulin (Tg)…

2. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp nhằm mục đích gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động tốt hay không, đặc biệt là đối với các trường hợp suy giáp và cường giáp.

Ngoài ra, xét nghiệm chức năng tuyến giáp được thực hiện với mục đích:

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của tuyến giáp sau một thời gian điều trị.
  • Theo dõi sự thay đổi nội tiết trong quá trình điều trị bệnh lý tuyến giáp.
  • Kiểm tra các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.
  • Kiểm tra tác dụng phụ của các loại thuốc và điều chỉnh liều lượng thuốc.

3. Khi nào cần xét nghiệm tuyến giáp

Tuyến giáp đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể do đó các bác sĩ khuyến cáo bất kỳ khi nào bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như khó chịu trong cổ, nuốt khó, khàn giọng, ho dai dẳng, cổ to lên, mạch và tim đập nhanh. Hãy đi xét nghiệm tuyến giáp càng sớm càng tốt.

Đặc biệt, với những người đã từng có tiền sử bệnh lý về tuyến giáp được khuyến cáo đi khám và làm xét nghiệm tuyến giáp 6 tháng/lần.

Phòng khám hiện tại có đầy đủ gói xét nghiệm tuyến giáp, giúp mọi người có thể kiểm tra được tình trạng tuyến giáp của mình như thế nào thông qua các xét nghiệm cụ thể.

Nếu có các triệu chứng bất thường hãy đến trực tiếp Phòng khám chuyên khoa Xét Nghiệm Mỹ Đức để được tư vấn và làm xét nghiệm cụ thể.

Phòng khám Chuyên khoa xét nghiệm Mỹ Đức (MYDUCLAB)

⬧ Cơ sở 1: 240 Hoàng Văn Thụ, P. Quang Trung, TP. Quy Nhơn, Bình Định.

⬧ Cơ sở 2: Tổ 7, Khu vực 1, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định (Khu xét nghiệm Kỹ thuật cao Mỹ Đức)

Hotline: 0943.009.105

Website: https://myduclab.com

Email: myduclab@gmail.com

    Share:
    Trở lại trang trước

    Bài viết mới nhất

    Tất cả bài viết »
    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ.