Tin Tức · 5 min read
Xét nghiệm Đa giun sán “Tạm biệt giun sán"
1. Giun sán là gì?
Giun sán là các sinh vật đa bào sống tự do hoặc ký sinh trong cơ thể người và động vật. Giun sán thường ký sinh tại các bộ phận trong cơ thể như bộ phận tiêu hoá, ruột, gan, phổi, cơ, não,…
2. Triệu chứng cần xét nghiệm giun sán
Giun sán có nhiều loại khác nhau, mỗi loại thường ký sinh tại những cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể nên thường có các biểu hiện khác nhau:
2.1. Đau bụng
Giun sán có thể gây nên tình trạng đau bụng. Nếu bạn bị đau bụng trong thời gian dài, không thuyên giảm nên đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra, thực hiện xét nghiệm giun sán nhằm chăm sóc sức khoẻ bản thân tốt nhất.
2.2. Sụt cân
Giun sán là loại ký sinh trong cơ thể, chúng sống bằng lượng thức ăn bạn nạp hằng ngày. Biểu hiện có thể là sụt cân cùng với đau bụng thường xuyên, ăn uống điều độ, ngon miệng nhưng không tăng cân,… lúc này bạn nên đi xét nghiệm giun sán.
2.3. Đi ngoài ra máu
Người nhiễm giun sán có thể đi ngoài ra máu do các vết loét và tổn thương trong ruột; do giun sán tự gắn mình vào thành ruột và bị bất động ở đây. Nếu không phải do giun sán thì bạn cũng đang gặp phải vấn đề ở đường tiêu hóa cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
2.4. Nôn và buồn nôn
Thịt sống như các món giỏi, tái hay đồ ăn chưa nấu chín là con đường chủ yếu gây giun sán. Các món ăn này cũng gây nên triệu chứng khó tiêu, buồn nôn.
2.5. Mệt mỏi
Khi bị nhiễm sán, người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy,… dẫn tới mệt mỏi, suy nhược. Vì vậy, thay vì uống thuốc giảm đau, nên đi xét nghiệm giun sán để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
3. Ảnh hưởng của giun sán đối với sức khoẻ
Những bộ phận có chứa giun sán đều có các bệnh lý nhất định nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Ảnh hưởng trực tiếp của loại ký sinh này với cơ thể con người đó chính là:
3.1. Giun sán chiếm chất dinh dưỡng
Giun sán thường hấp thụ một lượng lớn thức ăn trong cơ thể bạn. Khi số lượng giun sán càng nhiều thì lượng thức ăn và chất dinh dưỡng mất đi càng nhiều. Thậm trí, một số loại giun còn hút máu trong cơ thể người ví dụ như giun móc, giun tóc,… gây ra thiếu máu nghiêm trọng.
3.2. Gây độc cho cơ thể
Chất thải hoặc chất độc tiết ra từ giun sán có thể chuyển hóa và gây độc cho cơ thể người biểu hiện như chán ăn, mất ngủ, buồn nôn…
3.3. Tác hại cơ học
Giun móc, giun tóc bám vào niêm mạc ruột chính là nguyên nhân gây nên viêm loét ruột. Hơn nữa, giun đũa còn có thể làm viêm tắc ruột, tắc ống mật,… và nang ấu trùng sán lá phổi gây vỡ thành mạch máu ở phổi dẫn tới ho ra máu.
3.4. Dị ứng
Nếu bị nhiễm giun trong cơ thể việc bị dị ứng sẽ là điều khó tránh khỏi, thậm trí một số người bệnh còn bị dị ứng nặng dẫn tới phù nề,… Hơn nữa, giun sán còn gây ra nhiều tác hại khác trong cơ thể nên việc xét nghiệm giun sán, tẩy giun thường xuyên để giảm thiểu các nguy hại không tốt cho sức khoẻ.
4. Xét nghiệm giun sán như thế nào?
Hiện nay, giữa rất nhiều nhu cầu kiểm tra các vấn đề về sức khỏe, việc xét nghiệm tình trạng nhiễm giun sán rất được quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa hiểu việc thực hiện xét nghiệm giun sán như thế nào.
Cơ thể người có thể bị nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau. Trong đó chia thành 2 nhóm: giun sán ký sinh trong ruột và giun sán ký sinh ngoài ruột (trong máu, dưới da, niêm mạc, tim, gan, phổi, não…).
Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh giun sán thông dụng nhất hiện nay là: xét nghiệm phân và xét nghiệm máu. Trong đó, xét nghiệm máu còn gọi là miễn dịch huyết thanh ELISA.
Để chẩn đoán bệnh giun sán cần làm một hoặc vài loại xét nghiệm từ soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột đến xét nghiệm đàm tìm trứng sán lá phổi. Hay xét nghiệm dịch màng phổi tìm ấu trùng giun lươn, nội soi dạ dày tìm ký sinh trùng lạc chỗ từ ruột non chui lên. Làm xét nghiệm loại nào sẽ tùy theo triệu chứng cụ thể. Những năm gần đây, xét nghiệm máu để tìm kháng thể của một số ký sinh trùng xâm nhập vào mô cơ thể trở nên phổ biến.
Xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng nhằm kiểm tra sự xuất hiện của giun sán trong máu mỗi người. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết người được xét nghiệm có bị nhiễm bệnh này hay không.
5. Xét nghiệm giun sán ở đâu?
MỸ ĐỨC là cơ sở đầu tiên tại Quy Nhơn - Bình Định triển khai gói xét nghiệm Đa giun sán cho người dân với chi phí hợp lý.
Lợi ích: 1 lần xét nghiệm biết được 9 loại Giun sán gây bệnh:
Toxocara canis - giun đũa chó, mèo.
Fasciola hepatica - sán lá gan lớn
Gnasthostoma - Giun đầu gai
Cysticecus cellulosae - Ấu trùng sán dải heo
Strongyloides stercoralis - giun lươn
Entamoeba histolytica - Amip lỵ
Echinococcus - sán dây chó
Paragonimus - sán lá phổi
Clonorchis sinensis - sán lá gan nhỏ
Hãy gọi số Hotline 0943 009 105 để được tư vấn, đặt lịch hẹn khám xét nghiệm