Tin Tức · 6 min read
Vì sao cần phải thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh gout?
Bệnh Gout gây ra do rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng acid uric trong máu, dẫn đến các tình trạng đau nhức, sưng phù các khớp tay, chân. Xét nghiệm Gout giúp phát hiện và điều trị bệnh lý này kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc của bệnh.
1. Xét nghiệm Gout là gì?
Bệnh Gout hay còn gọi là bệnh thống phong do rối loạn các tác nhân chuyển hóa purin dẫn đến tăng lượng acid uric trong máu, lượng acid uric dư thừa không được đào thải ra ngoài, lắng đọng tại các khớp xương, gây viêm nhiễm, sưng đỏ, đau nhức. Cơn đau xuất hiện nhiều vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, stress, căng thẳng kéo dài.
Xét nghiệm gout là xét nghiệm kiểm tra nồng độ loại acid có trong máu hoặc nước tiểu để phát hiện sự bất thường từ đó chẩn đoán, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Kết hợp với các xét nghiệm khác tiến hành kiểm tra mức độ chuyển biến và các biến chứng của bệnh lý.
2. Vì sao cần phải thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh gout?
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân gây bệnh gout dựa trên các mục đích sau:
2.1. Chẩn đoán
Thông qua kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ xác định được bệnh gout và phân biệt được bệnh Gout với các bệnh lý khác. Thông qua đó, kiểm tra nguyên nhân đã làm tăng nồng độ axit uric trong máu người bệnh.
2.2. Xác định phương pháp điều trị
Đối với những người đã được xác định là có bệnh gout rồi, việc xét nghiệm để giúp bác sĩ có được thông số chính xác và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp, cũng như xác định được nguy cơ gặp tác dụng phụ của người bệnh khi dùng thuốc hạ urat..
2.3. Theo dõi điều trị
Người bệnh gout đang trong giai đoạn điều trị cũng có thể được theo dõi thường xuyên bằng các xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu. Và thông qua đó, bác sĩ sẽ biết và đảm bảo rằng việc dùng thuốc chữa bệnh gout và phác đồ điều trị đó là phù hợp, hoặc có cần phải điều chỉnh hay không.
3. Những ai nên đi xét nghiệm để sàng lọc bệnh gout?
Hiện có khoảng 90% nam giới tuổi trung niên dễ bị mắc bệnh gout. Ngoài ra, một số nhóm những người khác như béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Do vậy, xét nghiệm gout được khuyến nghị cho những người có triệu chứng hoặc có tiền sử nghi ngờ gout. Do đó, xét nghiệm thường được chỉ định cho các đối tượng bị:
- Đau, sưng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp
- Đau dữ dội ở khớp bàn ngón chân cái
- Viêm tái phát ở vòm trong của bàn chân
- Các triệu chứng thoáng qua của bệnh gout và tự khỏi
Việc nhận diện bệnh rất quan trọng để đảm bảo phương pháp điều trị thích hợp. Vì các triệu chứng của bệnh gout có nhiều điểm tương đồng với các tình trạng viêm khác nên rất dễ gây nhầm lẫn.
4. Gói xét nghiệm tầm soát sớm biến chứng của bệnh gout
Xét nghiệm Gout tại Mỹ Đức Lab gồm các xét nghiệm cơ bản sau:
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Phát hiện các bệnh lý về tế bào máu
- Ure: Chẩn đoán bệnh lý về thận như: Suy thận, viêm cầu thận…
- Creatinin: Chẩn đoán bệnh lý về thận như: Suy thận, viêm cầu thận…
- Định lượng Acid uric: Chẩn đoán ,theo dõi bệnh Gout
- Định lượng Cholesterol: Mỡ toàn phần
- Định lượng Triglycerid: Mỡ trung tính
- CRP định lượng: Đánh giá mức độ viêm và theo dõi đáp ứng điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng
5. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm gout tại Mỹ Đức Lab
5.1. Đối với mẫu bệnh phẩm máu
Xét nghiệm gout sử dụng mẫu máu lấy từ tĩnh mạch trên tay người bệnh. Tại Mỹ Đức Lab, quy trình lấy mẫu xét nghiệm được tiến hành theo các thứ tự, cụ thể như sau:
- Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn y tế.
- Sử dụng miếng dây garo buộc xung quanh cánh tay để giúp duy trì áp lực, đồng thời hạn chế lượng máu lưu thông qua tĩnh mạch để vị trí tĩnh mạch lấy máu sẽ căng phồng lên do máu bị ứ lại. Từ đó giúp việc đâm kim vào tĩnh mạch lấy máu dễ dàng hơn.
- Sử dụng kim y tế nhỏ đâm vào vị trí tĩnh mạch, sau đó lấy một lượng vừa đủ.
- Gỡ dây garo để tuần hoàn máu trở lại bình thường.
- Rút kim và dán miếng bông hoặc miếng băng cá nhân để cầm máu.
- Mẫu máu cuối cùng thu được được bảo quản trong một xilanh hoặc trong lọ thủy tinh chân không đã được sát trùng.
Mẫu máu của người bệnh được bảo quản trong ống có chứa chất chống đông để ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông.
5.2. Đối với mẫu bệnh phẩm nước tiểu
Sử dụng ống vô trùng, khi lấy mẫu nước tiểu, bệnh nhân tránh sờ vào phía trong ống vô trùng, lấy nước tiểu giữa dòng nhằm hạn chế vi khuẩn sống trong lòng niệu đạo. Mẫu nước tiểu được ly tâm, lấy phần cặn và tiến hành xét nghiệm.
6. Tại sao nên xét nghiệm máu phát hiện bện Gout của Mỹ Đức Lab?
Hiện nay, có nhiều trung tâm y tế làm xét nghiệm sàng lọc bệnh gout. Mỹ Đức Lab là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm máu để xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.
Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Mỹ Đức Lab là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.
Để đặt lịch khám, Qúy khách hàng có thể liên hệ gọi điện trực tiếp đến tổng đài 0943 009 105 hoặc nhận tư vấn online qua Zalo: 0943 009 105 hoặc Facebook: https://www.facebook.com/myduclab để được tư vấn và đội ngũ kỹ thuật viên của Mỹ Đức Lab lấy mẫu trực tiếp tận nhà, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.