Tin Tức · 7 min read

Tìm hiểu đầy đủ thông tin về xét nghiệm ADN xác định huyết thống

Khoa học công nghệ đã phát triển vượt bậc ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21 với những nghiên cứu đột phá nhằm khám phá toàn bộ hệ gen của con người. Việc ứng dụng kỹ thuật phân tích DNA đã giúp ích rất nhiều cho việc xác định huyết thống với độ chính xác cao hơn hẳn các phương pháp nhận dạng truyền thống.

tim-hieu-day-du-thong-tin-ve-xet-nghiem-adn-xac-dinh-huyet-thong

1. Cơ sở khoa học để xét nghiệm ADN huyết thống

Đối với tế bào của người, DNA nằm trên những nhiễm sắc thể trong nhân (gọi là DNA nhân). Bộ gen của con người có 23 cặp NST trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính. Nam giới có cặp NST giới tính XY liên kết với nhau, còn ở nữ giới là XX. Xét nghiệm nhận dạng cá thể người chủ yếu được thực hiện bằng cách sử dụng các marker DNA nằm trên các NST trong nhân tế bào và trên NST Y (di truyền theo dòng cha). Còn xác định giới tính bằng cách sử dụng các marker trên NST giới tính.

Các gen trên DNA trong cặp NST quy định các tính trạng khác nhau của cơ thể. Nó được duy trì trong mỗi thế hệ và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con cái bao giờ cũng thừa hưởng các đặc tính di truyền thông qua 23 NST từ tinh trùng của bố và 23 NST từ tế bào trứng của mẹ. Đó là cơ sở để xác định quan hệ huyết thống ở người.

2. Xét nghiệm ADN có chính xác không?

Xét nghiệm ADN là cách xác minh mối quan hệ huyết thống chính xác nhất hiện nay. Xét nghiệm ADN huyết thống thường cần trong những trường hợp nhận con nuôi, thụ tinh trong ống nghiệm hoặc vì lý do cá nhân. Xét nghiệm này nhằm mục đích chứng minh một người đàn ông có phải là cha ruột của đứa trẻ nào đó hay không. Quá trình được thực hiện bằng cách so sánh thông tin ADN cá nhân của đứa bé với ADN cá nhân người đàn ông được cho là cha. Mỗi thông tin ADN cá nhân bao gồm 16 gene marker.

Đối tượng tham gia trong xét nghiệm ADN xác minh quan hệ cha con bao gồm đứa trẻ và người được cho là cha ruột. Sự tham gia của người mẹ làm tăng độ chính xác của kết quả nhưng không bắt buộc. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gene thì độ chính xác khẳng định có quan hệ huyết thống đạt từ 99.999% đến 99,9999%, khi đó kết luận người đàn ông chính là cha ruột của đứa trẻ. Ngược lại, 2 hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ 2 gene trở lên thì kết luận 100% người đàn ông này không phải là cha của đứa trẻ.

tim-hieu-day-du-thong-tin-ve-xet-nghiem-adn-xac-dinh-huyet-thong-2

Thực tế, xét nghiệm huyết thống cha con có thể thực hiện được mà không cần sự hiện diện của người mẹ. Nếu như các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau thì loại trừ hoàn toàn khả năng người đàn ông đó là bố của đứa bé. Nếu các mẫu khớp với nhau thì có thể khẳng định người đàn ông đó chính là cha ruột.

Xét nghiệm huyết thống có thể tiến hành với nhiều loại tế bào như máu, tế bào má, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn… Tất cả có cùng độ chính xác như nhau, vì mọi tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN. Người yêu cầu xét nghiệm có thể tự lấy mẫu theo sự hướng dẫn của các chuyên gia. Đó có thể là mẫu nước bọt, móng tay hoặc móng chân, từ 3 đến 5 chân tóc (không phải tóc cắt bằng kéo), cuống rốn, bàn chải đánh răng, bao cao su và nhiều vật thể khác tùy theo trường hợp.

Trẻ con có thể tham gia giám định ADN từ khi chưa sinh ra, như vậy không có giới hạn nào về tuổi khi xét nghiệm huyết thống. Có thể thực hiện xét nghiệm ADN với một lượng mẫu rất nhỏ, chẳng hạn như dùng 1/4 giọt máu hoặc một đầu tăm bông chứa các tế bào trong miệng, một mẩu nhỏ cuống rốn đã rụng. Để xét nghiệm trước khi sinh có thể dùng nước ối có chứa các tế bào của thai nhi mới 3 tháng.

3. Cách lấy mẫu xét nghiệm ADN xác định huyết thống

3.1 Cách lấy mẫu tế bào niêm mạc miệng

Súc miệng trong 10 giây với nước ấm. Đối với em bé, không nên bú sữa mẹ ngay trước khi lấy mẫu, nên cho em bé uống nước hoặc súc miệng trước khi lấy mẫu. Lấy cây tăm bông (không được cầm vào đầu tăm bông). Đưa đầu tăm bông vào thành má trong (bên trong vòm miệng), dùng đầu tăm bông quẹt xoay tròn vào bên thành má trong khoảng 10-20 giây, (Chú ý: Hơi ấn đầu tăm bông vào má), như vậy sẽ thu được 1 que. Lặp lại thao tác trên 4 lần, mỗi bên má 2 que, như vậy sẽ thu được tổng là 4 que. Cho ngay que bông tăm đã có mẫu (tổng là 4 que cho mỗi người) vào phong bì đựng mẫu đã ghi sẵn tên (hoặc ký hiệu) cho từng người, hoặc cho que vào một tờ giấy trắng sạch, gói lại cẩn thận. Bỏ tất cả các bao đựng mẫu vào bao thư gửi kèm và gửi đến địa chỉ xét nghiệm.

tim-hieu-day-du-thong-tin-ve-xet-nghiem-adn-xac-dinh-huyet-thong-3

3.2 Cách lấy mẫu tóc xét nghiệm ADN

Đối tượng: Chỉ thu mẫu tóc của người > 3 tuổi, bắt buộc phải có chân tóc.

Thời gian thu mẫu lâu hơn phương pháp tế bào niêm mạc miệng.

  • Bước 1: Chuẩn bị các tờ giấy trắng sạch hoặc phong bì sạch.
  • Bước 2: Nhổ 7 – 10 sợi tóc có chân tóc (khi đặt lên giấy thì thấy gốc tóc dính vào giấy là đạt yêu cầu). (Chú ý: Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ có tóc quá mảnh, thì không nên thu tóc làm mẫu vì khó nhổ được tóc có chân tóc)
  • Bước 3: Cho các sợi tóc của mỗi người vào phong bì đựng mẫu đã ghi sẵn tên (hoặc ký hiệu) cho từng người. Chú ý nên làm hoàn tất từng người một, tránh nhầm mẫu. Ghi chép cẩn thận, chính xác.
  • Bước 4: Bỏ tất cả các bao đựng mẫu vào bao thư gửi đến địa chỉ xét nghiệm.

tim-hieu-day-du-thong-tin-ve-xet-nghiem-adn-xac-dinh-huyet-thong-4

3.3 Hướng dẫn thu mẫu máu xét nghiệm ADN

Đặc điểm: Thu mẫu phức tạp hơn, cần phải có dụng cụ chuyên dụng, gây đau, không được truyền máu trước khi thu mẫu.

  • Bước 1: Mua bộ kit chuyên dụng thu mẫu máu.
  • Bước 2: Chuẩn bị thẻ FTA.
  • Bước 3: Viết ký hiệu mẫu lên mép miếng vải để tránh nhầm lẫn.
  • Bước 4: Dùng kim (đã tiệt trùng) chích máu ở đầu ngón tay. Thấm máu vào giữa miếng vải cho đến khi vết máu to bằng đồng xu (chú ý: Điều dưỡng phải đeo găng tay và chỉ được cầm vào mép miếng vải).
  • Bước 5: Để khô mẫu tự nhiên hoặc dùng máy sấy tóc (để máy cách mẫu 50-70cm).
  • Bước 6: Cho từng mẫu của từng người vào phong bì đựng mẫu đã ghi sẵn tên (hoặc ký hiệu) cho từng người. Chú ý nên làm hoàn tất từng người một, tránh nhầm mẫu. Ghi chép cẩn thận, chính xác.
  • Bước 7: Bỏ tất cả các bao đựng mẫu vào bao thư gửi đến địa chỉ xét nghiệm.

tim-hieu-day-du-thong-tin-ve-xet-nghiem-adn-xac-dinh-huyet-thong-5

Cách thu mẫu nước súc miệng xét nghiệm ADN

Buổi tối trước khi đi ngủ, đánh răng sạch. Sáng dậy súc miệng ngay lần lượt 2 ngụm thật kỹ bằng nước lọc, cho vào lọ sạch đã đề tên sẵn.

tim-hieu-day-du-thong-tin-ve-xet-nghiem-adn-xac-dinh-huyet-thong-6

Cách thu mẫu cuống rốn

Cắt khoảng 1cm cuống rốn khô, sạch, đã rụng cho vào phong bì giấy sạch, đã đề tên.

tim-hieu-day-du-thong-tin-ve-xet-nghiem-adn-xac-dinh-huyet-thong-7

Cách thu mẫu móng chân móng tay xét nghiệm ADN

Gộp toàn bộ móng tay hoặc móng chân sau một lần cắt, cho vào túi giấy sạch đã đề tên.

    Share:
    Trở lại trang trước

    Bài viết mới nhất

    Tất cả bài viết »
    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ.