Tin Tức · 9 min read
Tầm soát ung thư cổ tử cung: Những điều cần biết
Ung thư luôn là mối nguy cơ lớn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và tầm soát là một phần quan trọng để phát hiện sớm, điều trị tích cực để tăng thời gian sống cho bệnh nhân ung thư. Bài viết dưới đây, Mỹ Đức sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết các khía cạnh quan trọng của tầm soát ung thư tổng quát.
1. Tầm soát ung thư là gì, vì sao quan trọng?
1.1. Ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là một quá trình quan trọng trong việc đánh giá và phát hiện sớm các bệnh ung thư. Tầm soát có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư khác nhau, từ ung thư vú, tử cung, tiền liệt, đại tràng đến ung thư phổi,…
Tầm soát ung thư được tiến hành với nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT-Scanner,… Mục tiêu chính của tầm soát là giúp phát hiện sớm bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và cải thiện tiên lượng sống của người bệnh.
1.2. Vì sao nên tầm soát ung thư?
Tầm soát ung thư là một bước quan trọng trong cuộc chiến chống lại một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với sự sống con người:
- Phát hiện sớm: phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, khi khối u vẫn còn nhỏ và chưa lan ra xa. Điều này tạo cơ hội tốt nhất để tăng hiệu quả điều trị và tỷ lệ sống sót cho người bệnh.
- Giảm tỷ lệ tử vong: nhờ phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên có thể giảm nguy cơ tử vong do ung thư.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: cung cấp cơ hội can thiệp điều trị sớm để ngăn chặn sự di căn ung thư và giảm bớt áp lực tâm lý cho bệnh nhân và gia đình.
- Đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư: tầm soát cũng giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư của mỗi cá nhân dựa trên yếu tố tiền sử, di truyền và lối sống. Điều này cho phép bác sĩ đưa ra chiến lược tầm soát ung thư phù hợp trong các chặng tiếp theo cho từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
- Tạo động lực thay đổi lối sống: tầm soát cũng là dịp để mỗi cá nhân biết được thực trạng sức khỏe của mình để có động lực cải thiện lối sống giúp bảo vệ sức khỏe như: bỏ hút thuốc, giảm cân, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
2. Tìm hiểu về phương pháp tầm soát ung thư tổng quát
Tầm soát ung thư tổng quát sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá nguy cơ và phát hiện sớm các loại ung thư khác nhau:
2.1. Xét nghiệm
2.1.1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu sử dụng mẫu máu từ cơ thể để kiểm tra các chỉ số máu và dấu hiệu của ung thư:
- Kiểm tra tế bào máu: xét nghiệm máu có thể phát hiện sự thay đổi trong số lượng tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Một số dấu hiệu như tăng số lượng tế bào hồng cầu có thể ám chỉ sự hiện diện của ung thư hoặc viêm nhiễm.
- Các chỉ số marker ung thư: một số chỉ số trong máu tăng cao có thể chỉ điểm ung thư, có thể kể đến một số chỉ số như:
Chỉ số SCC: Chất chỉ điểm ung ưng tế bào vảy, thường gặp ở vòm họng, thực quản, cổ tử cung,…
Chỉ số Calcitonin, TG: Chất chỉ điểm ung thư tuyến giáp.
Chỉ số CA 15-3: Chất chỉ điểm ung thư vú.
Chỉ số: CA 72-4: Chất chỉ điểm ung thư dạ dày.
Chỉ số AFP, Pivka II, HCC Wako: Chất chỉ điểm ung thư gan.
Chỉ số CA 19-9: chất chỉ điểm ung thư đường tụy - mật.
Chỉ số CEA: Chất chỉ điểm ung thư biểu mô tuyến, có thể tăng trong ung thư phổi, đường tiêu hóa,…
Chỉ số Cyfra 21-1, NSE, Pro-GRP: Chất chỉ điểm ung thư phổi.
Chỉ số CA 125, HE4: Chất chỉ điểm ung thư buồng trứng.
Chỉ số PSA free/ total: Chất chỉ điểm ung thư tiền liệt tuyến.
2.1.2. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng để phát hiện các dấu hiệu của ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Các biểu hiện bất thường có thể bao gồm sự xuất hiện của máu, tế bào ung thư hoặc các chất khác không bình thường trong nước tiểu.
Trong các phương pháp tầm soát ung thư tổng quát thì xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng như một phần của quá trình tầm soát ban đầu. Nếu kết quả xét nghiệm không bình thường thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán khác để đưa ra kết luận chính xác.
2.1.3. Xét nghiệm gen ung thư di truyền
Phương pháp tầm soát ung thư tổng quát này được sử dụng để xác định có hay không sự thay đổi gen liên quan đến ung thư trong gen di truyền. Nó có thể giúp xác định nguy cơ di truyền và quyết định lịch trình tầm soát cụ thể.
Mẫu xét nghiệm gen ung thư di truyền có thể là mẫu máu hoặc mẫu tế bào. Các mẫu bệnh phẩm được lấy sẽ đem đi phân tích bằng kỹ thuật di truyền để xác định các biến đổi gen.
2.2. Chẩn đoán hình ảnh
Đây là phương pháp tầm soát ung thư tổng quát bằng chụp X-quang, siêu âm, chụp MRI, chụp, CT-Scanner,… để khảo sát hình ảnh về cơ quan cần kiểm tra:
2.2.1. Siêu âm
Siêu âm là phương pháp tầm soát ung thư tổng quát dựa trên việc sử dụng sóng âm cao tần để tạo ra hình ảnh của cơ quan bên trong cơ thể. Siêu âm sử dụng sóng âm không đau và không gây hại cho sức khỏe. Sóng âm được phát ra và thu lại qua một đầu dò, sau đó máy tính sẽ tạo ra hình ảnh dựa trên sóng âm được phản xạ từ cơ quan được kiểm tra.
Phương pháp siêu âm thường được sử dụng để kiểm tra, phát hiện sự thay đổi trong kích thước, cấu trúc và tính chất của các cơ quan như khối u, polyp hoặc các biểu hiện khác của bệnh ở tuyến tiền liệt, tử cung, vùng bụng,… Không những thế, siêu âm còn có thể hỗ trợ hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm hoặc can thiệp khác như lấy mẫu sinh thiết khối u, tiêm thuốc,…
2.2.2. Chụp X-quang
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này sử dụng tia X để khảo sát bộ phận cần kiểm tra. Kết quả thu được là hình ảnh có đậm độ khác nhau giúp bác sĩ nhận diện được các bất thường tại những bộ phận này. Tuy nhiên, lượng thông tin cung cấp từ phim chụp X-quang không nhiều, tổn thương dễ bị che lấp,… nên cần tới sự hỗ trợ của các phương pháp hiện đại hơn để tăng tính chính xác trong kết quả tầm soát ung thư.
2.2.3. Chụp CT-Scanner
Tuy cũng sử dụng tia X để tạo ảnh như chụp X-quang nhưng phương pháp này lại cung cấp được lượng thông tin nhiều và chính xác hơn. Hình ảnh thu được từ chụp CT-Scanner giúp bác sĩ nhìn thấy rõ vị trí giải phẫu, xác định được thành phần tổn thương.
Phương pháp chụp CT-Scanner thường được áp dụng trong tầm soát ung thư phổi, cột sống, ung thư vùng sọ, xoang,…
2.2.4. Chụp MRI
Do không sử dụng tia X nên đây là phương pháp tầm soát ung thư tổng quát được đánh giá cao về tính an toàn. Do độ phân giải mô của chụp MRI rất tốt nên thường được áp dụng trong tầm soát ung thư vùng chậu, não, mật, vú,…
Dựa trên độ tuổi và tiền sử sức khỏe mà mỗi cá nhân sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp tầm soát ung thư tổng quát phù hợp
Dựa trên độ tuổi và tiền sử sức khỏe mà mỗi cá nhân sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp tầm soát ung thư tổng quát phù hợp
3. Khi nào nên tầm soát ung thư tổng quát?
Tầm soát ung thư tổng quát nên được xem xét và thực hiện khi có những dấu hiệu, yếu tố nguy cơ hoặc khi đủ điều kiện tầm soát:
- Yếu tố nguy cơ: người có tiền sử gia đình với ung thư, tiền sử cá nhân về bệnh lý ung thư, hoặc yếu tố di truyền.
- Độ tuổi: một số bệnh ung thư được khuyến nghị nên tầm soát thường xuyên với độ tuổi trên 50.
- Triệu chứng bất thường: khi xuất hiện triệu chứng như sưng to, đau, khó chịu, hoặc các biểu hiện không bình thường ở bất cứ vùng nào trên cơ thể nên thăm khám ngay lập tức.
- Người thuộc nhóm rủi ro cao: thường xuyên dùng bia rượu, hút thuốc, thừa cân, béo phì.
- Tiền sử ung thư: người đã từng bị bệnh ung thư và đã điều trị nên tầm soát thường xuyên để theo dõi tái phát.
Tầm soát ung thư là một giải pháp hiệu quả trong phát hiện sớm và tăng cơ hội điều trị thành công bệnh lý này. Quyết định tầm soát cần dựa trên lịch sử cá nhân, yếu tố nguy cơ và tư vấn từ bác sĩ chuyên gia để đảm bảo tầm soát hiệu quả nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và tầm soát ung thư tổng quát có thể đến trực tiếp Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Mỹ Đức hoặc liên hệ tổng đài 0943 009 105 để được cung cấp thông tin chi tiết và tư vấn gói tầm soát phù hợp.