Tin Tức · 6 min read

Tại sao nên xét nghiệm tầm soát và theo dõi bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một trong số những bệnh lý mà nhiều người mắc phải. Đây là một trong những bệnh lý nền nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người dân cần xét nghiệm để kiểm tra và theo dõi bệnh tiểu đường định kỳ.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa hormone insulin trong cơ thể. Bệnh lý rối loạn chuyển hóa này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là người cao tuổi hoặc người ăn nhiều chất ngọt, béo phì.

Tiểu đường phát triển âm thầm với các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, tầm soát tiểu đường sẽ giúp phát hiện sớm những người bị tiểu đường nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng, để có kế hoạch phòng ngừa và hướng điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

2. Tại sao nên xét nghiệm tầm soát và theo dõi bệnh tiểu đường?

Tầm soát tiểu đường và tầm soát biến chứng tiểu đường khi đã mắc bệnh rất cần thiết trong việc hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

  • Phát hiện sớm được bệnh để kiểm soát tốt hơn

Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sống bình thường và hạn chế tối đa ảnh hưởng của các biến chứng nếu kiểm soát tốt ngay từ giai đoạn đầu. Tuy vậy, tiểu đường là bệnh có diễn biến âm thầm. Vì thế tầm soát tiểu đường là cách hữu hiệu để phát hiện bệnh ngay từ các dấu hiệu đầu tiên.

  • Ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Tầm soát biến chứng tiểu đường có thể kiểm soát nhiều ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh đến sức khỏe, vẻ ngoài, tâm lý và tính mạng người bệnh, một số bệnh như: Bệnh nướu và sâu răng, Giảm thị lực, nhiễm trùng, Tổn thương thần kinh, các vấn đề về chân và da, rối loạn tiêu hoá, bệnh tim, đột quỵ bệnh thận, vấn đề về tình dục, tiểu đường thai kỳ.

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị

Điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi bệnh nhân phải có sự nghiêm túc thực hiện cũng như kiên nhẫn. Đặc biệt, khi càng nhiều biến chứng xuất hiện, thời gian điều trị càng kéo dài và chi phí càng cao. Do đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị, mọi người nên chủ động thực hiện tầm soát tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Nhận được sự tư vấn về cách thay đổi lối sống

Dựa theo kết quả lượng glucose trong máu, các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt phù hợp. Ví dụ, nếu bạn bị thừa cân và đang có nguy cơ mắc tiểu đường cao, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý về các thực phẩm nên ăn hoặc không nên ăn. Không chỉ kiểm soát tốt lượng glucose trong máu, các tư vấn của bác sĩ còn giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn cũng như hạn chế những bệnh có mối liên hệ chung như béo phì, tăng huyết áp, dư cholesterol…

3. Ai nên tầm soát tiểu đường và biến chứng tiểu đường?

Nếu trước đây chỉ những người lớn tuổi mới có nguy cơ bị tiểu đường cao, thì ngày nay bệnh tiểu đường (đặc biệt là type 2) có tỷ lệ ngày gia tăng ở người trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống kém lành mạnh: nạp quá nhiều đường và chất béo, không bổ sung đầy đủ chất xơ, hạn chế vận động,… Do đó hiện nay ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bất kể giới tính, tuổi tác, quốc gia,…

So với người bình thường, một số đối tượng có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Dưới đây là nhóm được khuyến khích chủ động tầm soát tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ. Bao gồm:

  • Người thừa cân, béo phì
  • Người ít vận động thể lực
  • Người trên 50 tuổi
  • Gia đình có tiền sử bị tiểu đường týp 2
  • Phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ

4. Gói xét nghiệm và theo dõi bệnh tiểu đường tại Mỹ Đức Lab

tai sao nen xet nghiem tam soat va theo doi benh tieu duong

Nhiều khách hàng quan tâm khi tìm hiểu gói xét nghiệm tiểu đường tại Mỹ Đức Lab. Nếu mua gói đó thì sẽ được xét nghiệm những chỉ số nào, ý nghĩa của các chỉ số. Dưới đây là các giải đáp bạn có thể tham khảo:

4.1. Gói cơ bản

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường:

  • Định lượng Glucose máu: Đường tự do
  • Định lượng HbA1c: Đường trung bình trong vòng 3 tháng
  • Tổng phân tích nước tiểu: Phát hiện viêm đường tiết niệu, đường niệu

4.2. Gói nâng cao

  • Định lượng Glucose máu: Định lượng lượng đường tự do trong máu.
  • Định lượng HbA1c: Định lượng glucose máu trong vòng 3 tháng trở lại.
  • Tổng phân tích nước tiểu: Giúp phát hiện sớm tình trạng Glucose niệu.
  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Chẩn đoán một số bệnh lý về máu.
  • Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống (75g Glucose): Là phương pháp dùng để chẩn đoán đái tháo đường, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và bé có thể xảy ra.
  • Đo hoạt độ AST(GOT), ALT(GPT): Xét nghiệm đánh giá chức năng gan.
  • Định lượng Ure, Creatinin: Xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
  • Định lượng Cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL-C: Đánh giá tình trạng mỡ máu.

5. Quy trình cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiểu đường tại Mỹ Đức Lab

  • Bước 1: Tư vấn và hẹn lịch
  • Bước 2: Lấy mẫu xét tiểu đường tại nhà
  • Bước 3: Phân tích
  • Bước 4: Trả kết quả và hướng dẫn chỉ số xét nghiệm tiểu đường

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng có thể liên hệ gọi điện trực tiếp đến tổng đài 0943 009 105 hoặc nhận tư vấn online qua Zalo hoặc Facebook: https://www.facebook.com/myduclab để được tư vấn và đội ngũ kỹ thuật viên của Mỹ Đức Lab lấy mẫu trực tiếp tận nhà, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

    Share:
    Trở lại trang trước

    Bài viết mới nhất

    Tất cả bài viết »
    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ.