Tin Tức · 7 min read

Những xét nghiệm thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua

Những xét nghiệm thai kỳ bao gồm các xét nghiệm máu, nước tiểu, được thực hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là nhóm các xét nghiệm trước sinh được thực hiện để theo dõi sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai.

Xét nghiệm sẽ đảm bảo sức khỏe thai kỳ một cách toàn diện, từ chẩn đoán chính xác thai kỳ, hỗ trợ theo dõi chăm sóc tiền sản định kỳ, phát hiện các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn như tiền sản giật, thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng và đánh giá tỉ mỉ các bất thường của thai nhi.

nhung-xet-nghiem-thai-ky-me-bau-khong-nen-bo-qua

Đối tượng cần xét nghiệm thai kỳ

  • Tất cả phụ nữ mang thai
  • Mẹ bầu trên 35 tuổi
  • Đã từng sảy thai, thai lưu, sinh non
  • Có tiền sử sinh con bị dị tật, mắc tiểu đường thai kỳ
  • Đang mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp…
  • Mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai: Rubella, HSV,…
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh rối loạn di truyền
  • Có thói quen hút thuốc, rượu bia, tiếp xúc hóa chất,…

1. Xét nghiệm cơ bản

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Được thực hiện chủ yếu để kiểm tra mẹ có bị thiếu máu hay không, nhất là sàng lọc bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia. Vì thai phụ bị bệnh lý này thường sinh ra con bị chậm phát triển thể chất, vận động, tâm thần hoặc thai có thể chết ngay sau sinh nếu ở thể bệnh thiếu máu rất nặng. Và xét nghiệm điện di huyết sắc tố cũng giúp sàng lọc chính xác bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia.
  • Xét nghiệm nhóm máu ABO, Rh: Để tiên lượng bất đồng nhóm máu mẹ con. Vì nếu mẹ và con bất đồng nhóm máu thì bé sinh ra sẽ có nguy cơ thiếu máu, vàng da, co giật, bỏ bú,… nên thông qua xét nghiệm này sẽ giúp tiên lượng cũng như có hướng điều trị dự phòng cho bé sau sinh.
  • Xét nghiệm đường máu lúc đói: nếu đường máu từ 5.3mmol/l gợi ý cho mẹ bầu cần phải làm các xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ như: nghiệm pháp dung nạp đường huyết.
  • Xét nghiệm nghiệm pháp dung nạp đường huyết (khi thai 24-28 tuần): Đái tháo đường khi có thai ngày càng gia tăng, nhất là ở những thai phụ có những yếu tố nguy cơ như: cha mẹ, anh em có người bị tiểu đường, thai kỳ trước bị thai lưu, thai dị tật, con to hoặc ở những người có lối sống ít vận động, béo phì, cao huyết áp. Khi bị ĐTĐ thai kỳ có nhiều nguy cơ cho mẹ: ĐTĐ mãn tính, biến chứng về thận, tim mạch,…, Cho thai: Thai to, đẻ khó, hạ đường huyết sau sinh, vàng da,… Để phát hiện sớm cũng như hạn chế biến chứng do bệnh gây ra cần.

nhung-xet-nghiem-thai-ky-me-bau-khong-nen-bo-qua-2

  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Là một trong những xét nghiệm cần thiết đánh giá một phần chức năng thận, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, sàng lọc các dấu hiệu sớm của tiền sản giật để kịp thời điều trị cũng như hạn chế biến chứng cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt, xét nghiệm này sẽ được làm thường quy (khoảng 4 tuần/ 1 lần).
  • Xét nghiệm định lượng sắt, folate, transferrin…: Xem mẹ có thiếu hụt một số nguyên liệu tại máu (tạo hồng cầu hồng). Tùy theo mức độ thiếu hụt, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kê đơn dùng viên sắt hay acide folic bổ sung. Hoặc mẹ bầu có thể tư vấn bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (như thịt bò, …), rau sẫm màu (rau ngót, cải bắp,…), bổ sung các loại thực phẩm giàu acide folic (bắp cải, su hào,…) giúp mẹ khỏe và bé phát triển tối ưu nhất.
  • Định lượng canxi: là vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai. Qua chỉ số xét nghiệm giúp mẹ bầu có cơ sở bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng, sữa chua,… phù hợp.
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến giáp,…: Các xét nghiệm này đánh giá được các chức năng cơ bản và sàng lọc tiền sản giật.

2. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: Nhằm xác định các bất thường nhiễm sắc thể gồm: bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edward,…), bất thường nhiễm sắc thể giới tính (hội chứng Turner, hội chứng klinefelter),…

nhung-xet-nghiem-thai-ky-me-bau-khong-nen-bo-qua-3

  • Xét nghiệm sàng lọc Double test (làm từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày): Xét nghiệm Double test tìm ra nguy cơ của 3 nhóm là hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Edward (Trisomy 18), hội chứng Patau (Trisomy 13) gây: Đa ối, dị tật về tiêu hóa, tiết niệu sinh dục, thần kinh hay chậm phát triển trí tuệ,… Nếu kết quả Double Test có nguy cơ cao cần phải tiến hành chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nhau thai. Hoặc chọc ối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Xét nghiệm Triple test (Dành cho thai phụ từ tuần thứ 14-22, tốt nhất từ 16-18 tuần): giúp chẩn đoán nguy cơ hội chứng Down, hội chứng Edward và dị tật ống thần kinh. Nếu kết quả Triple Test có nguy cơ cao cần phải tiến hành chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nhau thai. Hoặc chọc ối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Xét nghiệm nội tiết tố

nhung-xet-nghiem-thai-ky-me-bau-khong-nen-bo-qua-4

  • Xét nghiệm nội tiết tố gồm FSH, LH, E2, Prolactin, Progesterone, Testosterone,… Ngoài chức năng đánh giá nội tiết tố của buồng trường, còn được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán và điều trị hiếm muộn như vô kinh, kinh nguyệt không đều, phụ nữ trên 35 tuổi, làm thụ tinh trong ống nghiệm,… Khi mang thai, mẹ bầu có thể được chỉ cần thiết phải làm xét nghiệm nội tiết khi có dấu hiệu dọa sảy thai, thai phát triển không tốt khi thai dưới 16 tuần tuổi.
  • Xét nghiệm Beta-hCG: Được thực hiện ngay khi phụ nữ có dấu hiệu chậm kinh để chẩn đoán chắc chắn có thai hay không. Ngoài ra Xét nghiệm này dùng để theo dõi sự phát triể n của thai như: thai kém phát triển, thai lưu, thai chửa ngoài tử cung. Ngoài ra, xét nghiệm HCG cũng góp phần kiểm tra dị tật của thai nhi. Nếu có nguy cơ cao, thai phụ sẽ phải làm tiếp xét nghiệm chọc dò ối để khẳng định kết quả.

4. Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm

  • Kiểm tra nhóm các bệnh của mẹ có thể truyền và gây dị tật ở thai nhi hoặc gây tai biến sản khoa gồm bệnh Toxoplasma gondii, Rubella, CMV, HSV,…
  • Đánh giá xem mẹ có bị các bệnh truyền nhiễm mà có thể lây cho con khi sinh như viêm gan B, hoặc bệnh giang mai gây giang mai bẩm sinh cho con, bệnh viêm gan E gây thai chết lưu, hay thai phụ nhiễm HIV có thể truyền cho con và gây đẻ non, sinh con nhẹ cân, hoặc bệnh thủy đậu mà thai phụ mắc trong 3 tháng đầu sinh con tỷ lệ tử vong sơ sinh lên đến 25-30%,…

nhung-xet-nghiem-thai-ky-me-bau-khong-nen-bo-qua-5

Thông qua các xét nghiệm này giúp mẹ biết được tình trạng sức khỏe, từ đó có kế hoạch điều trị để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng, lây truyền cho con trong quá trình mang thai hoặc trong cuộc đẻ.

5. Hội chứng Anti Phospholipide

Hội chứng Antiphospholipid hay hội chứng kháng phospholipid (APS hoặc APLS), đây là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất các tự kháng thể kháng phospholipid trong máu, từ đó tạo ra các cục máu đông trong lòng mạch. Điều này có thể gây nguy hiểm khi có cục máu đông ở chân, thận, phổi và não.

nhung-xet-nghiem-thai-ky-me-bau-khong-nen-bo-qua-6

Đây là xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ, đặc biệt là những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, thai lưu,… Nếu kết quả dương tính với anti phospholipid, mẹ bầu cần được bác sĩ chuyên khoa sản quản lý và theo dõi chặt chẽ thai kỳ.

    Share:
    Trở lại trang trước

    Bài viết mới nhất

    Tất cả bài viết »
    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ.