Tin Tức · 9 min read

Những dấu hiệu ung thư tuyến giáp bạn cần lưu ý

Các dấu hiệu Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên nếu bạn gặp các vấn đề như khàn tiếng, cơ thể mệt mỏi kéo dài, nổi hạch cổ… thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tầm soát.

1/ Ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở mặt trước của cổ và có hình cánh bướm. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là tiết ra hormone vào trong máu rồi vận chuyển chúng tới từng mô trong cơ thể. Tác dụng của hormone do tuyến giáp tiết ra sẽ là năng lượng để cơ thể con người giữ ấm, đảm bảo hoạt động cho não, tim và nhiều cơ quan khác.

Như vậy, ung thư tuyến giáp là bệnh lý xảy ra khi các tế bào tuyến giáp có sự phát triển bất thường. Cụ thể là sự xuất hiện của nhiều tế bào ung thư kết hợp lại thành khối u ác tính tại khu vực tuyến giáp.

Vậy ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Đây là bệnh lý mà bạn tuyệt đối không thể chủ quan bởi nó gây ảnh hưởng tới hoạt động của rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là não và tim. Ung thư tuyến giáp có 4 dạng, trong đó, loại ung thư không biệt hóa là nguy hiểm và khó điều trị nhất.

Tuy nhiên, một tin vui dành cho bạn là tỷ lệ chữa khỏi ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện sớm là 90%. Đây được xem là loại bệnh có tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất trong số các bệnh ung thư nếu được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.

nhung dau hieu ung thu tuyen giap ban can luu y 2

2. Nguyên nhân ung thư tuyến giáp

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này gồm:

  • Hệ miễn dịch bị rối loạn: Đây được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp. Khi hệ miễn dịch của con người bị rối loạn, khả năng sản sinh ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây hại cũng bị suy giảm. Điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công các bộ phận trong cơ thể, trong đó có cả tuyến giáp.
  • Cơ thể nhiễm phóng xạ: Nếu cơ thể người bị nhiễm chất phóng xạ qua đường hô hấp hay tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tuyến giáp.
  • Di truyền: Theo kết quả khảo sát sơ bộ, có tới khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều có người thân trong gia đình mắc bệnh lý này.
  • Tuổi tác: Ở độ tuổi 30 đến 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới gấp 2-4 lần. Nguyên nhân là do yếu tố hoóc-môn ở phụ nữ đã vô tình kích thích quá trình hình thành cục bướu hay hạch ở tuyến giáp. Theo thời gian, chúng có thể phát triển nặng thành ung thư.
  • Bệnh về tuyến giáp: Những người đang bị viêm tuyến giáp, bướu cổ, bệnh basedow hay suy giảm hormone tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Những người bệnh đang gặp vấn đề về tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ. Đây chính là loại thuốc có tác dụng phụ là làm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
  • Một số yếu tố khác: Thiếu i ốt, thói quen uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, béo phì…

nhung dau hieu ung thu tuyen giap ban can luu y 3

3. Dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Triệu chứng ung thư tuyến giáp tương đối dễ nhận biết du là ở giai đoạn đầu hay cuối.

Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu:

  • Có u ở cổ: Nếu nhận nay có sự xuất hiện một khối u lớn ở trước cổ và dưới yết hầu thì bạn nên theo dõi kỹ. Trên thực tế, có khoảng 90% khối u ở vị trí này là lành tính và 10 phần trăm còn lại là u ác tính. Loại u ác tính sẽ không di chuyển khi bạn nhai nuốt.
  • Khàn giọng: Các dây thần kinh thanh quản thực hiện chức năng kiểm soát các cơ mở và đóng dây thanh âm có vị trí ngay phía sau tuyến giáp. Trong trường hợp có khối ung thư ở tuyến giáp thì chắc chắn, chúng sẽ làm tổn thương dây thần kinh này và gây khàn giọng.
  • Hình thành u giáp trạng: Loại u này có đặc điểm cứng, bờ rõ và bề mặt có thể nhẵn hoặc gồ ghề. Đáng chú ý, chúng còn có thể di chuyển theo nhịp nuốt.
  • Có hạch vùng cổ: Hạch nổi lên ở vùng cổ do ung thư tuyến giáp thường nhỏ, mềm, di động và luôn luôn ở cùng bên với khối u.

Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối:

  • Khối u xuất hiện ở mặt trước cổ to, rắn và cố định.
  • Khàn tiếng kèm hiện tượng khó thở.
  • Khó khăn khi ăn uống hay nuốt nước bọt do u chèn ép vùng họng.
  • Da vùng cổ thâm nhiễm hoặc bị sùi loét xuất huyết.
  • Ung thư tuyến giáp có thể phát hiện ngay khi siêu âm.

Nếu nhận thấy có một trong những dấu hiệu bất thường trên thì bạn cần tới địa chỉ y tế uy tín để khám và thực hiện sàng lọc ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng luôn khuyến cáo, mỗi người đều cần thăm khám sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

4. Các giai đoạn ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có 4 giai đoạn với những biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau.

Ung thư tuyến giáp thể nhú

Ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm tới 70-80% tổng số ca bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thể này tiến triển khá chậm và thường di căn thành hạch cổ. Tuy nhiên, không giống như các thể khác, ung thư tuyến giáp thể nhú được đánh giá là có tiên lượng rất tốt.

Biểu hiện lâm sàng ung thư thể nhú thường không rõ ràng. Triệu chứng mà bạn có thể nhận biết là khối u không đau nổi lên ở tuyến giáp, hạch vùng cổ xuất hiện có thể to hoặc không. Trên thực tế thì bất kì phần nào tại khu vực tuyến giáp cũng có thể phát triển thành khối u.

Ung thư tuyến giáp thể nang

Ung thư tuyến giáp thể nang chiếm tỉ lệ khoảng 10-15% trong tổng số ca ung thư tuyến giáp. Cũng giống như thể nhú, thể này cũng có thể di căn hạch cổ, tuy nhiên với tốc độ nhanh hơn, thậm chí có thể vào tận xương, phổi.

Theo khảo sát sơ bộ, những người bị ung thư thể nang có thể sống sau 5 năm chiếm từ 50-70%. Như vậy có thể thấy, mức độ nguy hiểm của thể bệnh này là tương đối.

Ung thư tuyến giáp thể tủy

Ung thư tuyến giáp thể tủy chiếm từ 5-10%. Bệnh này thường liên quan nhiều hơn đến yếu tố di truyền và các vấn đề nội tiết.

Ung thư tuyến giáp thể tủy là bệnh lý nguy hiểm, phát triển qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn I: Khối u tuyến giáp có đường kính khoảng 2cm và chưa lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan xung quanh.
  • Giai đoạn II: Lúc này, khối u đã to khoảng 2cm đến 4cm. Nó có thể vẫn nằm yên tại tuyến giáp.
  • Giai đoạn III: Kích thước khối u không thể xác định, chúng đã lan đến các hạch bạch huyết và chưa thể di căn đến các cơ quan khác.
  • Giai đoạn IVA: Khối u tuyến giáp đã phát triển ra ngoài tuyến giáp, cụ thể là khí quản, thực quản và các dây thần kinh và hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IVB: Tế bào ung thư tuyến giáp đã lan đến mạch máu xung quanh hoặc các mô gần cột sống.
  • Giai đoạn IVC: Tế bào ung thư đã đi theo đường máu và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh. Lúc này hầu như không còn cơ hội nào để điều trị khỏi bệnh.

nhung dau hieu ung thu tuyen giap ban can luu y

5. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa là loại u ác tính nhất đồng thời cũng đáp ứng kém với điều trị. Những người có thể chữa khỏi bệnh này chỉ chiếm tỷ lệ dưới 2%.

Ung thư tuyến giáp ở thể không biệt hóa thường không có liên quan đến độ tuổi và luôn tồn tại ở giai đoạn IV, trong đó:

  • Giai đoạn IVA: Khối u vẫn nằm trong tuyến giáp và chưa lây lan đến các hạch bạch huyết cũng như các cơ quan khác.
  • Giai đoạn IVB: Tế bào ung thư có thể đã bị lan đến hạch bạch huyết hoặc khí quản, thực quản, dây thần kinh và cả mạch máu lớn.
  • Giai đoạn IVC: Tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan nằm xa tuyến giáp theo đường máu. Người bệnh bị ung thư tuyến giáp không biệt hóa ở giai đoạn gần như không thể điều trị khỏi bệnh.

Ngày nay ung thư tuyến giáp ngày càng có xu hướng phổ biến hơn. Việc xác định chính xác các giai đoạn bệnh ở thể nào là yếu tố quan trọng nhất để bác sĩ quyết định các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần nhớ, mọi loại ung thư đều không thể chữa khỏi khi đã chuyển sang giai đoạn cuối. Kỹ thuật hóa trị hay xạ trị lúc này chỉ có thể hỗ trợ bệnh nhân kéo dài sự sống.

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và các giai đoạn phát triển của ung thư tuyến giáp. Đây là bệnh lý nguy hiểm, bởi vậy mà khi nhận thấy có triệu chứng nghi ngờ, bạn cần sàng lọc ngay nhé

    Share:
    Trở lại trang trước

    Bài viết mới nhất

    Tất cả bài viết »
    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ.