Tin Tức · 6 min read

Mỡ máu cao và những điều cần biết

1. Mỡ máu cao là gì?

Bệnh mỡ máu hay còn gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, là tình trạng rối loạn chuyển hóa Lipid máu, Cholesterol xấu, Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), hay chất béo trung tính (Triglycerides) hoặc sự suy giảm của nồng độ Cholesterol tốt (HDL).

Tình trạng này gây nên các bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của người bệnh như tắc nghẽn mạch vành, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não và đột quỵ.

mo-mau-cao-va-nhung-dieu-can-biet

Người bệnh sẽ được chẩn đoán mỡ máu cao khi các chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng an toàn như sau:

  • Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
  • LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
  • Triglyceride > 2,3 mmol/L.
  • HDL-cholesterol <1 mmol/L.

2. Nguyên nhân của mỡ máu cao

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa…chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.

  • Béo phì

Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.

  • Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính

Nữ giới từ 15 - 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone Estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.

  • Lười vận động

Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao.

  • Thường xuyên căng thẳng, stress

Stress, áp lực cũng là một trong những thủ phạm chính gây máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do, khi cơ thể bị mệt mỏi, áp lực sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và ít vận động, lười tập thể dục hơn. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.

  • Thường xuyên hút thuốc lá

Hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Yếu tố di truyền

Mỡ máu cao cũng có thể gây ra do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao bạn cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.

  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Một số bệnh lý như tiểu đường, giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.

3. Triệu chứng của mỡ máu cao

Có một sự thật là tăng lipid máu thường không có triệu chứng. Nó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, tức là mỡ máu cao xảy ra trong một thời gian dài mà không thể nhận biết được. Cho đến khi nó gây ra biến chứng mới được phát hiện, ví dụ như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Mỡ máu cao thường được phát hiện cùng lúc với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết hoặc chuyển hóa khác. Vì vậy mà việc kiểm tra các chỉ số mỡ máu thường xuyên là rất quan trọng.

Nhưng trong trường hợp bạn bị tăng cholesterol máu gia đình, bạn có thể có các triệu chứng rõ ràng hơn. Bao gồm:

  • U vàng gân (tendon xanthomata): Tình trạng sưng trên đốt ngón tay, đầu gối hoặc gân Achilles ở phía sau mắt cá nhân.
  • Ban vàng (xanthelasmas): Cục cholesterol nhỏ, màu vàng ở mí mắt trên hoặc dưới.
  • Vòng cung giác mạc (arc cornea): Vòng màu trắng nhạt xung quanh mống mắt.

4. Biện pháp phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên để làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

Để phòng tránh bệnh mỡ máu cao hiệu quả, bạn nên thực hiện theo những biện pháp sau:

✔ Kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì ở mức hợp lý.

✔ Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, các loại thịt màu đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt bê…

✔Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi.

✔ Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và chất khoáng cho cơ thể.

✔ Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích…

✔ Không nên ăn nhiều đạm, ăn tối muộn hoặc ăn quá nhiều vì sẽ gây khó tiêu, cholesterol bị đọng lại trên thành động mạnh.

Quan trọng nhất là mỡ máu cao có thể xảy ra và tiến triển âm thầm. Do đó, bạn cần xét nghiệm mỡ máu định kỳ, nhất là nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, béo phì…

mo-mau-cao-va-nhung-dieu-can-biet-2

Phòng khám có gói xét nghiệm bệnh lý tim mạch, mỡ máu, giúp mọi người tầm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình.

Với hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất Quy Nhơn, cùng với đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm. Phòng Khám Chuyên Khoa Xét Nghiệm Mỹ Đức tự tin là địa điểm thăm khám đáng tin cậy trong hành trình điều trị mỡ máu và giúp tầm soát các bệnh lý về tim mạch.

🏵 Phòng khám Chuyên khoa xét nghiệm Mỹ Đức (MYDUCLAB)

✔ Cơ sở 1: 240 Hoàng Văn Thụ, P. Quang Trung, TP. Quy Nhơn, Bình Định.

✔ Cơ sở 2: Tổ 7, Khu vực 1, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định (Khu xét nghiệm Kỹ thuật cao Mỹ Đức)

🕿Hotline: 0943.009.105

☞Website: https://myduclab.com

🖂Email: myduclab@gmail.com

    Share:
    Trở lại trang trước

    Bài viết mới nhất

    Tất cả bài viết »
    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ.