Tin Tức · 3 min read

Lưu ý khi xét nghiệm chức năng thận

luu-y-khi-xet-nghiem-chuc-nang-than

I. Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận?

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm chức năng thận hoặc được chỉ định thực hiện trong một số trường hợp sau:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: Người trưởng thành khỏe mạnh khi kiểm tra sức khỏe định kỳ nên thực hiện xét nghiệm chức năng thận để phát hiện sớm các vấn đề về thận, đặc biệt là đối với những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh thận.

Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận thường xuyên hơn để theo dõi tình trạng sức khỏe của thận.

Khi có các biểu hiện suy thận cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận để xác định mức độ tổn thương thận và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng, phẫu thuật các cơ quan khác… Cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận để theo dõi tình trạng sức khỏe của thận và phát hiện sớm các biến chứng.

II. Đối tượng cần xét nghiệm chức năng thận

Những người có các triệu chứng bất thường về thận, bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đi tiểu khó hoặc đau, tiểu buốt, rắt…
  • Nước tiểu có màu bất thường, có bọt, có máu
  • Phù chân, tay
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Mệt mỏi, khó thở

III. Những lưu ý cần biết khi thực hiện kỹ thuật xét nghiệm chức năng thận

1. Tác dụng phụ

Các xét nghiệm chức năng thận thường đơn giản và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xét nghiệm máu, một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Bầm tím.
  • Chóng mặt.
  • Mệt mỏi.

Ngoài ra, xét nghiệm máu và nước tiểu thường không gây đau lâu dài hoặc dẫn đến biến chứng. Trong trường hợp nhận thấy dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức không biến mất, người bệnh cần liên hệ sớm với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

2. Thời gian nhận kết quả

Thời gian nhận được kết quả xét nghiệm chức năng thận có thể là trong ngày hoặc sau một vài ngày tùy thuộc vào từng trường hợp.

3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm chức năng thận

Kết quả kiểm tra chức năng thận có thể cho biết hiệu quả hoạt động của cơ quan. Trong đó, hầu hết các xét nghiệm đều hướng đến hai vấn đề chính:

  • GFR dưới 60: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận .
  • Tỷ lệ Albumin/Creatinine nước tiểu (UACR) trên 30: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.

4. Việc cần làm sau khi biết kết quả mắc bệnh thận

Nếu xét nghiệm chức năng thận cho thấy kết quả không khả quan, bác sĩ sẽ liên hệ với người bệnh để trao đổi về các lựa chọn điều trị. Một số giải pháp có thể được chỉ định bao gồm:

Uống thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh, đặc biệt là thuốc huyết áp.

Thực hiện xét nghiệm chức năng thận thường xuyên để theo dõi sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn: Phòng khám Chuyên khoa xét nghiệm Mỹ Đức (MYDUCLAB)

Cơ sở 1: 240 Hoàng Văn Thụ, P. Quang Trung, TP. Quy Nhơn, Bình Định.

Cơ sở 2: Tổ 7, Khu vực 1, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định (Khu xét nghiệm Kỹ thuật cao Mỹ Đức)

Hotline: 0943.009.105

Website: https://myduclab.com

Email: myduclab@gmail.com

    Share:
    Trở lại trang trước

    Bài viết mới nhất

    Tất cả bài viết »
    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ.