Tin Tức · 9 min read

Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ. Đồng thời lưu ý một số dấu hiệu biểu hiện của tình trạng thiếu vi chất ở trẻ nhằm tìm ra nguyên nhân và phương án xử trí kịp thời giúp trẻ phát triển tối ưu.

1. Tìm hiểu vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng bao gồm những chất cơ thể chỉ cần sử dụng một hàm lượng cực kỳ nhỏ nhưng những hợp chất này có vai trò khá quan trọng đối với cơ thể trong quá trình tăng trưởng, phát triển trí tuệ, tư duy và nâng cao sức khoẻ, đồng thời giúp phòng chống bệnh tật đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ.

Vi chất dinh dưỡng bao gồm các hợp chất như vitamin, các loại bao gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E… cùng với các nhóm khoáng chất bao gồm canxi, phốt pho, sắt, kẽm, i-ốt…

Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu vi chất ở trẻ có thể bao gồm: trong quá trình phụ nữ mang thai có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cho quá trình phát triển thai nhi cũng như quá trình hoạt động trong cơ thể mẹ. Với sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cùng với việc chăm sóc phụ nữ mang thai không đúng dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sinh ra trẻ bị nhẹ cân dưới 2500 gam, hoặc sau khi trẻ được sinh ra quá trình nuôi dưỡng không hợp lý khiến cho trẻ không phát triển bình thường, hoặc do chế độ ăn của trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt vi chất dưỡng.

2. Những dấu hiệu thiếu vi chất ở trẻ

Khi không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ theo nhu cầu khuyến nghị thì trẻ có thể dễ dàng bị thiếu chất và có những biểu hiện như:

  • Trẻ chậm tăng cân
  • Chiều cao phát triển kém
  • Hay bị ốm kéo dài,
  • Tóc trẻ bị rụng nhiều,
  • Hay quấy khóc về đêm, ra mồ hôi trộm,
  • Da xanh niêm mạc nhợt, móng tay và tóc khô, dễ gãy rụng,…

khi-nao-nen-xet-nghiem-vi-chat-cho-be

Khi cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu trên nên đưa trẻ đi xét nghiệm vi chất cho bé. Những kết quả của quá trình xét nghiệm vi chất cho trẻ giúp phát hiện kịp thời tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và đồng thời có phương pháp điều trị phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ một cách tốt nhất.

Những xét nghiệm này thường được tiến hành bằng các xét nghiệm máu để chẩn đoán thêm các bệnh về máu như thiếu máu hay các bệnh lý khác về máu.

3. Những ảnh hưởng của tình trạng thiếu vi chất ở trẻ

Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ bao gồm:

  • Thiếu vitamin A: Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ giác mạc, khối da, niêm mạc hay có vai trò chức năng đối với các tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, đường hô hấp, khô giác mạc hoặc mù loà.
  • Còi xương do thiếu canxi và vitamin D: Do thiếu vitamin D làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, khi đó cơ thể sẽ huy động canxi ở xương vào máu. Vì thế sẽ gây nên tình trạng rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Dấu hiệu của triệu chứng này bao gồm tình trạng trẻ quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên, ra mồ hôi rất nhiều, rụng tóc nhiều, đầu to, răng mọc chậm, chậm biết đi, xương bị biến dạng… Và trẻ gặp tình trạng này có thể giảm chiều cao trong giai đoạn phát triển của trẻ.
  • Thiếu máu thiếu sắt: Huyết sắc tố có thành phần sắt và sắt còn tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và hô hấp tế bào. Thiếu sắt có thể gây nên tình trạng thiếu máu cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi phát triển các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hoặc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ.
  • Thiếu i-ốt gây nên tình trạng bướu cổ: Khi cơ thể thiếu i-ốt so với nhu cầu khuyến nghị có thể khiến cho tuyến giáp to lên gây nên bướu ở cổ. Trẻ thiếu i-ốt có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về trí tuệ, trẻ chậm lớn, thiểu năng hoặc đần độn.
  • Suy dinh dưỡng thấp còi liên quan đến tình trạng thiếu kẽm: Kẽm còn có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và miễn dịch. Thiếu kẽm làm trẻ dễ dàng gặp tình trạng biếng ăn, khiến giảm sức đề kháng hay mắc cách bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng sự phát triển chiều cao của trẻ.

4. Một số gợi ý lựa chọn thực phẩm có khả năng cung cấp vi chất dinh dưỡng cho trẻ

Vitamin C

Thiếu vitamin C có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ. Và lợi ích của vitamin C bao gồm chống oxy hoá, đặc biệt rất cần thiết cho quá trình hình thành collagen để giúp cho cơ thể có làn da săn chắc, tốt cho răng và lợi. Đồng thời giúp mạch máu khỏe mạnh, gia tăng việc hấp thu chất sắt cũng như tăng khả năng chống nhiễm trùng. Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C bao gồm: Rau tươi, trái cây, bông cải xanh, ớt xanh, ớt đỏ, cải bẹ xanh, giá đỗ, chanh, bưởi, dâu tây…

Sắt

Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, sắt còn hỗ trợ phát triển não bộ, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu trẻ thiếu vi chất này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và sức đề kháng giảm, chậm phát triển về thể lực và trí não. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt phong phú bao gồm: thịt đỏ, trứng, các loại rau có lá xanh đậm, các loại đậu, ngũ cốc, các loại thực phẩm bổ sung sắt…

Kẽm

Thiếu kẽm sẽ gây ra các triệu chứng ở trẻ bao gồm biếng ăn, dễ nhiễm trùng, chậm phát triển giới tính. Bởi vì kẽm rất cần thiết cho sự sinh sản, tăng trưởng, phục hồi tế bào và tăng cường miễn dịch. Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng kẽm tốt bao gồm thịt, hải sản, sữa, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt…

Canxi

Thiếu vi chất này gây nên tình trạng còi xương và chậm phát triển ở trẻ. Bởi canxi có chức năng trong sự phát triển của răng và xương khỏe mạnh, đồng thời giúp kháng thể hoạt động tốt để bảo vệ cơ thể cùng với bảo tồn hệ thần kinh. Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng canxi phong phú bao gồm: Các sản phẩm từ sữa, bông cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải, đậu hũ, cá mòi, cá hồi…

Vitamin D

Thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ bị vàng da và còi xương. Ngoài ra, vitamin D còn có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể, cùng với phốt pho giúp cho xương và răng chắc khỏe hơn. Những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin D phong phú bao gồm: Phô mai, trứng, gan cá hồi, bơ thực vật, không những thế da còn có khả năng hấp thu vitamin D nếu được tiếp xúc với ánh sáng từ mặt trời.

Vitamin A

Thiếu vitamin A có liên quan đến tình trạng khô mắt, viêm võng mạc… hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây mù loà. Vitamin A có vai trò cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của tế bào mắt. Hơn nữa vitamin A còn giúp cho da sáng. Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin A phong phú bao gồm các loại quả chín có màu vàng và màu cam, rau lá xanh đậm…

Một số loại vi chất quan trọng đối với trẻ là kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin C,…

Trong các loại vi chất thì vitamin D, sắt, i-ốt, kẽm thường được liệt kê vào nhóm mà trẻ em rất dễ bị thiếu hụt. Vì vậy, ngay cả khi trẻ không dinh dưỡng thì vẫn có thể thiếu hụt những vi chất này do chế độ nuôi dưỡng chưa hợp lý. Vì vậy, cha mẹ nên khám sức khoẻ định cho trẻ để kiểm tra những thành phần này giúp trẻ phát triển hoàn thiện.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, … giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Hãy thường xuyên truy cập website của Mỹ Đức và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình.

Nếu cha mẹ đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để xét nghiệm vi chất cho bé thì có thể đến trực tiếp Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Mỹ Đức tại 240 Hoàng Văn Thụ, thành phố Quy Nhơn hoặc liên hệ tổng đài 0943 009 105 để được cung cấp thông tin chi tiết và tư vấn phù hợp.

    Share:
    Trở lại trang trước

    Bài viết mới nhất

    Tất cả bài viết »
    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ.