Tin Tức · 10 min read

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm trong khi mang thai mà không mẹ bầu nào muốn gặp phải, thế nhưng nó lại có thể xảy ra ở bất kỳ người nào. Chỉ số này nếu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

1. Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Trong lần khám thai đầu tiên:

Những thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được bác sĩ chỉ định thử đường huyết đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ, chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Nếu một trong giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L thì mẹ bầu được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.
  • Nếu đường huyết lúc đói là khoảng 5,1 đến 7,0mmol/L thì mẹ bầu được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Còn đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, thai phụ sẽ được theo dõi đến tuần thứ 24- 28 của thai kỳ để làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

Vào tuần 24- 28 của thai kỳ:

Như đã nói ở trên vào giai đoạn này nếu đường huyết lúc đó của mẹ bầu < 5,1mmol/L thì sẽ thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.

Quy trình thực hiện như sau: đầu tiên mẹ bầu được đo nồng độ glucose trong máu khi đói, sau đó uống khoảng 75g glucose trong 5 phút. Bác sĩ tiến hành lấy máu để đo nồng độ glucose máu sau 1-2 tiếng kể từ khi uống.

  • Nếu glucose máu > 7,0mmol/L: thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
  • Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu có một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:
  • Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

  • Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L

  • Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường khi kết quả kiểm tra glucose máu ở sản phụ:

  • Lúc đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
  • Sau khi ăn 1 giờ mà chỉ số này ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Sau 2 giờ: ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Thông thường tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ nên trong giai đoạn này mẹ cần tầm soát tiểu đường để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Cùng với việc quan tâm đến chỉ số xét nghiệm tiểu đường mẹ cũng cần thực hiện:

  • Siêu âm 4D để tầm soát dị tật thai nhi một cách toàn diện
  • Kiểm soát cân nặng của chính mình để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe thai phụ và sự phát triển của em bé
  • Nắm rõ các dấu hiệu dọa sinh non sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để có thể phát hiện và điều trị giữ thai kịp thời.

xet nghiem tieu duong thai ki tai My Duc

2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ cao ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?

Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn được gọi là đái tháo đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose có thể khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên ở phụ nữ có thai. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose của các tế bào trong cơ thể, làm xuất hiện hiện tượng đường trong máu tăng cao.

Bệnh chỉ phát hiện trong giai đoạn mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Các nghiên cứu cho thấy, có đến 2- 10% phụ nữ mang thai mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Tác hại của tiểu đường thai kỳ không chỉ thấy ở mẹ mà cả thai nhi trong bụng cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đến mẹ:

  • Tăng nguy cơ bị chấn thương ở vùng lưng, trật khớp thậm chí là gãy xương do thai nhi phát triển to
  • Nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu tăng cao
  • Tỷ lệ mắc tiền sản giật cao gấp 4 lần thai phụ bình thường
  • Nguy cơ bị chấn thương trong khi sinh nở cao do phần thân dưới của bé quá to nên thường được chỉ định suy mổ.
  • Mắc bệnh đái tháo đường trong lần mang thai tiếp theo, đái tháo đường tuýp 2 khi về già.
  • Ở lần mang thai tiếp theo cũng sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ
  • Dễ gặp các biến chứng sản khoa: rối loạn tăng huyết áp khi có thai, tiền sản giật, đẻ khó, sang chấn trong đẻ, tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.

Ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Thai nhi phát triển quá lớn: đường trong máu của mẹ tăng cao đã truyền qua thai nhi làm kích thích tuyến tụy của thai sản sinh ra nhiều insulin làm cho thai phát triển quá mức. Thai nhi to hơn mức bình thường có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh sau sinh như: béo phì, vàng da, suy tim, khó thở, hạ đường huyết, đa hồng cầu…
  • Thai to khiến sản phụ khó sinh nên sẽ gặp nhiều nguy hiểm, trẻ dễ bị gãy xương đòn, trật khớp vai,…
  • Tụt canxi ngay sau khi ra đời
  • Nguy cơ béo phì, bị bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành
  • Nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh trung ương, xương, tim mạch, hệ tiêu hóa…
  • Tăng nguy cơ tử vong do sảy thai, thai lưu, sinh non.

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

Tiểu đường thai kỳ diễn ra một cách thầm lặng, thường thì thai phụ không biết mình mắc chứng bệnh này cho đến khi khám thai định kỳ và được làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ không biểu hiện rõ ràng nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số triệu chứng hệt như những người mắc bệnh tiểu đường như:

  • Luôn cảm thấy khát nước, thậm chí là bị mất ngủ do phải thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều hơn so với các thai phụ khác.
  • Khi bị trầy xước các vết thương rất khó lành.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Luôn trong trạng thái cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu vào.
  • Nhiễm nấm men ở vùng kín, gây ngứa ngáy, khó chịu và dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.

xet nghiem tieu duong thai ki tai My Duc

3. Những thói quen giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

3.1 Ăn uống khoa học, lành mạnh:

Để bạn chế nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ thì việc đầu tiên đó là xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

  • Hãy chia nhỏ các bữa thành thành 5- 6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2- 4 bữa phụ để tránh cảm giác thèm ăn dẫn tới việc ăn khó kiểm soát. Cố định thời gian cho các bữa ăn và khối lượng tương tự nhau giữa các ngày.
  • Kiểm tra phần ăn, đảm bảo suất ăn có chứa 1 lượng calo nhất định.
  • Tổng lượng carbohydrates trong mỗi phần ăn của mẹ bầu chỉ nên tối đa là 62g.
  • Ăn sáng đủ dưỡng chất để ổn định đường huyết.
  • Tránh xa những thực phẩm có khả năng làm đường huyết tăng như đường, mật ong, đường nâu, siro, tinh bột để ổn định nồng độ đường trong máu.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo.
  • Bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh và ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày.

3.2. Thường xuyên vận động:

Ngoài xây dựng chế độ ăn khoa học thì tập luyện cũng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng tránh đái tháo đường thai kỳ. Khi mang thai bạn không cần phải kiêng tuyệt đối các hoạt động thể dục, hãy tập những bài yoga nhẹ nhàng dành cho bà bầu hoặc đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe để kiểm soát đường trong máu, tăng lưu thông khí huyết đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển.

Mẹ bầu được khuyến khích đi bộ khoảng 20- 30 phút sau bữa ăn nhưng hãy đảm bảo nhịp tim không quá 140 lần/phút. Tập luyện mỗi ngày giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tình trạng đái tháo đường đồng thời khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút,… thường gặp khi mang thai.

3.3. Giảm cân trước khi mang thai:

Cân nặng tăng cao quá mức cũng là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao do đó bạn hãy chú ý đến tốc độ tăng cân và tỷ lệ cân nặng của mình trước khi mang thai. Việc này còn giúp mẹ có một sức khỏe tốt nhất trong quá trình mang thai và sau sinh. Cân nặng tăng nhanh chóng, cụ thể là mỗi tuần tăng 1kg trở lên sẽ tạo thêm chất béo cho cơ thể và gây hiệu ứng kháng insulin.

4. Mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào?

Để tránh những hậu quả nguy hiểm mà tiểu đường thai kỳ gây ra cho mẹ và bé thì việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là điều hết sức cần thiết. Thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?

  • Ngay lần khám thai đầu tiên: bác sĩ khoa sản sẽ đánh giá nguy cơ cho mẹ bầu.
  • Thai phụ không có yếu tố nguy cơ: sẽ tiến hành thử đường huyết lúc đó, nếu kết quả bất thường tức là trên 92mg/dL thì phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường khi thai được 24- 28 tuần tuổi.
  • Thai phụ có yếu tố nguy cơ: thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường trong lần khám thai đầu tiên hoặc trong 3 tháng đầu. Dù kết quả bình thường thì vẫn làm lại nghiệm pháp này lúc thai nhi được 24- 28 tuần tuổi.

Thời điểm xét nghiệm để tầm soát tiểu đường thai kỳ được khuyến cáo là trong giai đoạn tuần thai thứ 24 đến 28.

Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền? Chi phí xét nghiệm này thường dao động từ 80.000- 150.000

Mẹ có thể thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà mà không cần di chuyển đến cơ sở y tế bằng cách gọi số điện thoại Hotline 0943 009 105. Mỹ Đức – Lab sẽ lên lịch và đến xét nghiệm tận nhà.

MỸ ĐỨC triển khai lấy mẫu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tận nhà hoặc tại phòng khám cho MẸ BẦU với chi phí hợp lý

Quy trình Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ OGTT tại Hệ thống Xét nghiệm MỸ ĐỨC:

🔹Lấy máu lần 1 lúc đói, sau đó uống 75g đường Glucose

🔹Sau 1 giờ và 2 giờ sẽ lấy máu tiếp lần 2 và lần 3.

🔹 Kết quả có trong ngày.

Mọi thông tin chi tiết về các gói xét nghiệm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các phòng xét nghiệm thuộc hệ thống xét nghiệm Mỹ Đức.

    Share:
    Trở lại trang trước

    Bài viết mới nhất

    Tất cả bài viết »
    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Khi nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?

    Thiếu vi chất ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai vì vậy cha mẹ có thể xét nghiệm vi chất cho bé tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi trẻ đang khỏe mạnh để cập nhật tình trạng phát triển của trẻ.